Thuở nhỏ, gia đình cậu rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi cơm đủ ăn, mẹ lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo:
-Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói! – Lần nói dối đầu tiên của Mẹ.Mẹ rất đau khổ khi phải nối dối với con.
Khi cậu lớn dần lên, người mẹ tảo tần tranh thủ những ngày nghỉ cuối
tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô mò thêm ít cua, ốc về cho con. Món
canh cua đồng thật ngon. Khi các con xì
xụp ăn, mẹ ngồi một bên rệu rã với chút rau khoai luộc. Khi cậu đưa bát
để xin thêm ít cơm, mẹ húp nốt những mạnh cặn canh cuối cùng. Cậu xót
xa, liền lấy chén canh đổ vào bát mẹ. Mẹ không ăn, lại chan trả về bát
cậu. Mẹ bảo:
-Mẹ không thích ăn cua, chỉ vì không muốn cơm mới bị lẫn với chỗ canh thừa – Lần thứ hai Mẹ nói dối!
Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, vừa làm thợ
may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán
vào mỗi tối. Một buổi tối đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc, thấy mẹ vẫn
còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu nhợt nhạt. Cậu bé nói:
-Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ chỉ cười:
- Con cứ ngủ đi, mẹ bị mất ngủ nên không buồn ngủ –lần thứ ba Mẹ nói dối!
Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, cả đêm trước hì hụi nấu trõ
xôi Đỗ, để sáng dậy con ăn như chúng bạn vẫn kháo nhau. Đúng vào mùa hạ,
trời nắng khét tóc, mẹ mong ngóng từng khắc phía ngoài phòng thi. Tiếng
chuông hết giờ đổ vang. Mẹ dang rộng cánh tay ôm đứa con trai bé nhỏ,
trong tay mẹ là bình trà pha sẵn mẹ đã ướp hoa từ độ tuần trước. Nhìn
thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa
bình trà nhỏ bằng thủy tinh nhỏ trong suốt, một trong những thứ tài sản
quý giá nhất trong nhà, mời mẹ uống. Mẹ bảo:
-Mẹ đợi con, vừa được bác đứng cạnh mời uống rồi, con uống đi, mẹ không khát – Lần thứ tư Mẹ nói dối!
Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, mẹ vừa làm mẹ vừa làm cha. Vất vả với
chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá, tần tảo ngày này qua tháng khác. Có
chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc
lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh
nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người gắn bó
trước lâu rồi cũng sinh cái tình, huống chi mẹ cảm động trước tình cảm
chân thành, chất phác của chú Lý lắm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện
đều khuyên mẹ tái giá, để có người san sẻ. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn
vậy, kiên quyết ko đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ thì mẹ bảo:
-Các con còn bé, nhỡ phải chịu điều tiếng gì, mà tôi cũng coi chu Lý như là anh em trong nhà cả thôi – Mẹ nói dối lần thứ năm!
Sau khi anh chị đậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng
vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ, nhưng một thân một mình, cũng
có tuổi, mẹ mắt đã kém, chân tay cũng không còn dẻo dai như trước, việc
cũng dần ít đi. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng
dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi
trả. Mẹ bảo:
-Các con mới ra đời, cần nhiều khoản chi tiêu, nào có
đầy đặn gì. Mà mẹ bây giờ tháng đi chợ cũng có thiếu gì tiền cả. Cứ cầm
lấy – Lần thứ sáu mẹ nói dối!
Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó
thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau
khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty chuyên về nghiên cứu.
Khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng.
Nhưng không hiểu mẹ nghe đâu, rằng công việc của con trai cần sự tập
trung cao, chẳng có nhiều thời gian, mà thủ tục mọi thứ sang Mỹ rất tốn
kém, phức tạp. Mẹ nghe vậy, nhất quyết từ chối:
-Tao sống ở đây nó
quen rồi, tao không đi đâu cả. Dù đêm đêm mẹ ở một mình, mắt mẹ mờ đi vì
thương nhớ đứa con trai bé nhỏ của mình đã xa cách bao lâu – Mẹ lại một
lần nữa nói dối!
Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào
viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ đã
già và yếu lắm. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy
con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ mở mắt, cố gượng thều thào bảo
cậu:
-Con đừng lo, mẹ chẳng đau chút nào đâu con…
Và đây là lần nói dối cuối cùng của mẹ!
Nguồn Internet
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
0 comments:
Post a Comment